Kỹ thuật ghép sầu riêng đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm. Ảnh: Internet

Hướng dẫn kỹ thuật ghép sầu riêng thành công cao

Kỹ thuật ghép sầu riêng cũng là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng nhằm nhân giống sầu riêng có chất lượng tốt.

Giới thiệu về kỹ thuật ghép sầu riêng

Hiện nay có nhiều giống sầu riêng ngon ở nước ta như sầu Ri6, sầu Thái, Musang King, Cái Mơn… Với những cây mẹ sai quả, quả có chất lượng tốt, người dân thường thực hiện nhân giống sầu riêng. Trong đó, kỹ thuật ghép mắt sầu riêng thường được áp dụng. Với cách này, bạn sẽ cần thao tác nhanh, đúng kỹ thuật và chăm sóc cũng phức tạp hơn so với cách ươm hạt sầu riêng.

Tuy nhiên, lợi ích của kỹ thuật này mang lại đó chính là cây nhanh cho ra trái, cây sai trái và trái cũng có chất lượng tốt như cây mẹ.

Kỹ thuật ghép sầu riêng đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm. Ảnh: Internet

Chuẩn bị thực hiện kỹ thuật ghép sầu riêng

Trước hết, để thực hiện kỹ thuật ghép mắt, bạn cần chuẩn bị như sau:

Chọn cây mẹ

Bà con nên lựa chọn cây mẹ có năng suất tốt, cây ít sâu bệnh và có tỉ lệ trái ổn định.

Đất trồng

Cây sầu riêng thích hợp trồng trong đất thịt pha cát, đất phù sa, đất đỏ… Ngoài ra, bạn cần đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt để tránh ngập úng hại rễ cây. Độ pH trong đất nên đảm bảo từ 5 đến 7.

Dụng cụ ghép

Để tiến hành ghép mắt cho cây sầu riêng, bạn cần chuẩn bị dao hoặc kéo chuyên dụng, băng keo ghép cây và túi ni-lông. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị xác định mắt ghép và gốc ghép trước khi thực hiện.

Ghép mắt đúng kỹ thuật, tỷ lệ thành công cao. Ảnh: Internet

Hướng dẫn kỹ thuật ghép sầu riêng

Bà con cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật ghép mắt sầu riêng như sau:

Xử lý gốc ghép

Cắt tỉa bớt cành nếu gốc ghép có nhiều nhánh và nên để lại một nhánh khỏe mạnh. Tiếp đó, bà con khoét 1 hình chữ nhật trên gốc ghép (hay còn được gọi là cửa sổ). Vị trí này cách mặt đất khoảng 25 đến 30 cm, chiều rộng cưa sổ khoảng từ 1 đến 1,5cm.

Bà con dùng dao sắc rạch dọc giữa nắp cửa sổ và khoét một lỗ nhỏ, việc làm này cần dứt khoát nhưng nhẹ nhàng tránh làm cộm mắt ghép.

Xử lý mắt ghép

Sau khi đã chọn được gốc ghép, bạn chọn cành sầu riêng khỏe mạnh và lấy mắt từ trên các đoạn cành đó. Bạn khoét xung quanh mắt một hình chữ nhật có chiều rộng 1 đến 1,5cm và dài từ 2 đến 2,5cm tương tự với ở gốc ghép.

Tiến hành ghép

Bạn nhẹ nhàng đặt mắt ghép vào cửa sổ ở gốc ghép. Sau đó cố định mắt ghép và gốc ghép bằng cách dùng dây chuyên dụng quấn chặt vết ghép. Việc quấn chặt nhằm tránh nước và không khí từ bên ngoài có thể xâm nhập và hạn chế thoát hơi nước cũng như nấm bệnh tấn công.

Đây là cách làm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Internet

Lưu ý chăm sóc sau khi tiến hành ghép mắt sầu riêng

Sau khi tiến hành ghép mắt, cần có thời gian để mắt ghép phát triển tốt nhất. Do đó, bạn cần lưu ý chăm sóc như sau:

Tránh tác nhân ảnh hưởng mối ghép

Bà con cần lồng thêm túi ni-lông vào mối ghép để hạn chế tối đa nước và bụi bẩn xâm nhập. Khi thấy có chồi non mọc ra từ gốc ghép, bà con cần theo dõi và loại bỏ những chồi non này để gốc ghép có thể tập trung nuôi cành ghép.

Kiểm tra

Cần kiểm tra mối ghép thường xuyên vì sau khi ghép, mắt ghép rất yếu và dễ chết. Do đó, 1 tuần 3 lần bạn nên kiểm tra mối ghép. Sau khoảng 20 ngày, mắt ghép dính hẳn vào gốc ghép bạn có thể tháo dây.

Sau khoảng 4-5 tháng, mầm ghép đã phát triển tốt, lúc này bà con có thể đem đi trồng.

Tưới nước

Bạn cần đảm bảo tưới nước thường xuyên cho gốc ghép. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước cho cây.

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật ghép sầu riêng

Với kỹ thuật ghép sầu riêng, bà con cần xác định rõ những ưu và nhược điểm của chúng để lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp nhất.

Về ưu điểm

Tiến hành ghép mắt giúp cây sầu riêng phát triển nhanh, cây ra quả sớm do thích nghi được với điều kiện thời tiết. Đặc biệt, cây giữ được những đặc tính tốt từ cây mẹ, ra trái cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Trong thời gian ngắn, bạn có thể nhân giống nhiều cây khác nhau và thời gian ra trái cũng được rút ngắn.

Về nhược điểm

Tuy nhiên, việc ghép mắt cũng tồn tại một số nhược điểm như việc thực hiện ghép cần những người có kỹ thuật cao, đã có kinh nghiệm làm vườn lâu năm. Việc ghép mắt sầu riêng có thể không đạt thành công do mắt ghép khi mới ghép dễ bị nấm bệnh. Đặc biệt, nếu gốc ghép mắc bệnh cũng dễ khiến mắt ghép bị lây bệnh dẫn tới việc hỏng mắt ghép. Ngoài ra, việc ghép mắt cũng có thể nhân giống với số lượng nhiều, giúp những bà con kinh doanh sầu riêng tối ưu chi phí.

Như vậy, với kỹ thuật ghép sầu riêng trên đây, bà con sẽ có được vụ sầu riêng bội thu. Cách làm này không tốn quá nhiều thời gian mà cho hiệu quả kinh tế cao.

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!