Kỹ thuật trồng cây dâu tằm đơn giản, quả sai trĩu

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus spp. thuộc chi dâu tằm (Morus) họ dâu tằm (Moraceae) có nguồn gốc từ đông châu Á và được trồng rộng rãi để lấy lá nuôi sâu tơ tằm (Bombyx mori). Có một số loài phổ biến gồm: dâu tằm trắng (Morus alba), dâu tăm đỏ (Morus rubra), dâu tằm đen (Morus nigra). Cây dâu tằm là cây thân gỗ, sống lâu năm, lá hình răng cưa. Tùy vào mục đích sử dụng mà kỹ thuật trồng dâu tằm khác nhau kỹ thuật trồng có phần khác biệt. Cây dâu tằm được coi là thần dược bởi rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại quả này ít được lưu thông trên thị trường do khó bảo quản, hạn dùng ngắn. Vì vậy, để chủ động bạn có thể tự trồng tại nhà. Kỹ thuật trồng rất đơn giản, dễ thành công.

Đáp ứng nhu cầu dùng lá nuôi tằm lấy tơ, bà con nông dân phải trồng dâu tằm để chủ động nguồn thức ăn cho chúng. Ngoài ra thì quả dâu tằm dù không có thị trường lớn nhưng vẫn tận dụng được để canh tác trong quá trình trồng dâu lấy lá. Vì vậy đây nhìn chung vẫn là một lựa chọn hay cho bà con khi tận dụng được hết giá trị mà cây dâu tằm mang lại, với những mô hình canh tác quy mô nhỏ, bà con hoàn toàn có thể trồng dâu tằm trong chậu cho tiết kiệm diện tích và hoàn toàn có thể làm theo các bước dưới đây.

Chuẩn bị trước khi trồng

Chọn giống trồng

Dâu tằm là loại cây quá quen thuộc với chúng ta rồi, loại cây rẻ tiền này có nhiều công dụng trong cuộc sống, lá để tắm, để nuôi tằng, quả để ăn. Tưởng rằng chỉ có một loại thôi nhưng trên thực tế, tùy vào nền nhiệt độ từng vùng mà có nhiều loại dâu tằm khác biệt. Kích thước cây và mùi vị, hình dáng trái dâu tằm cũng vì thế mà khác nhau. Nhưng nhìn chung, dâu tằm được trồng ở các vùng nhiệt đới và ôn đới sẽ ngon hơn vì có ánh sáng đầy đủ quanh năm. 

Quả dâu tằm khi chín có ba màu là đỏ, trắng, đen, tùy thuộc và loài được chọn màu dâu càng sẫm, quả càng ngọt. Ở Việt Nam hiện tai cũng có khá nhiều giống được trồng, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bà con có thể chọn cho mình một loại phù hợp. Vì là loại cây rẻ, nên bà con hoàn toàn có thể xin trước một chút giống trồng thử trước khi quyết định mở rộng mô hình.

Làm hom

Việc gieo dâu tằm từ hạt là điều bất khả khi với tỉ lệ nảy mầm vô cùng thấp kèm theo phải mất rất nhiều năm dâu mới cho ra trái. Nếu trồng từ cây con, sẽ phải đợi cây lớn lên trong khoảng 5-9 năm trước khi ra quả, xác suất cây là cây dâu đực cũng khá cao nữa. Chính vì thế phương án được cho là an toàn là dùng cây ghép, cây ghép rút ngắn giai đoạn phát triển, đỡ tốn công sức và giúp bà con nhanh chóng có được giống cây tốt, có thể thu hoạch được ngay sau 1-2 năm. 

Nếu không muốn mua sẵn, bà con cũng có thể tự tay làm cành giâm dễ dàng.

Chọn chậu

Thông thường, dâu tằm sẽ được trồng trực tiếp ngoài vườn, nhưng cách làm này là không đúng, cách làm này chỉ áp dụng được khi cây dâu bắt đầu bén rễ mà thôi. Bà con cần tiến hành từ các chậu nhỏ trước, sau đó nâng kích thước dần lên và dần dần cho đến khi câu trưởng thành sao cho phù hợp với không gian mà bà con trồng.

Cách trồng cây dâu tằm

Cách trồng cây dâu tằm có thể thực hiện như sau: sau khi cành giâm đã trưởng thành trong khoảng từ 30 đến 45 ngày, bạn có thể tách bầu rễ của cây và trồng chúng vào chậu. Nếu sử dụng cây con mua sẵn từ vườn, bạn cần bóc vỏ hom trước khi trồng chúng vào bồn, sau đó lấp đầy đất và tưới đầy nước để cây nhanh chóng phát triển rễ.

Khoảng 15-20 ngày sau khi trồng, cây đã bén rễ và bạn có thể bón thúc cho chúng bằng phân hữu cơ hoặc hòa phân lân với nước trước khi tưới. Nên bón thúc và nhổ cỏ, vun gốc cho cây dâu một lần sau mỗi 1-2 tháng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cây.

Các yếu tố cần đảm bảo

Về nhiệt độ

Cây dâu tằm dù khá dễ tính với các nền nhiệt độ nhưng nó vẫn ưa môi trường sống ấm áp hơn. 

Về ánh sáng

Cũng giống như đa số các loài cây khác, cây dâu tằm cần nhiều ánh sáng để phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy bà con cần đặt cây ở nơi đón nhiều ánh nắng, kèm theo đó là nơi có luồng gió ổn định. Nếu nơi sống là vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt chỉ cần đặt dâu tằm ở nơi đón được bóng râm vào buổi chiều là được. 

Về đất trồng

Đất thích hợp nhất để trồng dâu là đất phù sa, đất cát pha, đất đỏ bazan,…. ngoài ra đất cũng phải có độ tơi xốp nhất định, thoát nước tốt, độ pH trung bình, hơi chua một chút cũng được. Dâu tằm phát triển nhanh trong nền đất giàu dinh dưỡng nên bà con có thể trộn phân bón kèm đất trước khi trồng cây.

Về nước tưới

Trong những tháng đầu, dâu tằm cần được tưới nước thường xuyên, nếu thấy đất có dấu hiệu khô, bà con cần lập tức tưới nước ngay. Cây cần nước nhưng không có nghĩa là có thể tưới liên tục và tưới nhiều, bà con có thể kiểm tra xem nước đủ chưa bằng cách ấn ngón tay xuống đất khoảng 2,5cm. Vào mùa đông, giảm số lần tưới lại, chỉ tưới nước cho cây vào sáng sớm và chiều mát. 

Chăm sóc cây dâu tằm

Phân bón

Bà con có thể bón phân ngay khi mới trồng bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ hoặc phân vô cơ, phân vi sinh đều được, sau khi trồng cứ khoảng 7-10 tuần là có thể bón tiếp. 

Cắt tỉa

Nếu trồng dâu tằm trong chậu thì bà con không cần quá chú ý đến việc cắt tỉa. Chỉ cần đảm bảo việc này nếu cây có biểu hiện sinh trưởng kém và sau khi cây đậu quả. Chỉ cần loại bỏ hết cành hư hỏng, lá úa, cành sâu bệnh là được. 

Che chắn

Nếu trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thì không cần quá lo lắng về việc che chắn trong màu đồng. Chỉ cần bà con phủ một lớp rơm rạ, chấu, nilon mỏng lên trên mặt đất giữ ấm cho cây là được. 

Phòng trừ sâu bệnh

Cây dâu tằm hay gặp phải tình trạng mốc, đốm lá và thối rễ. Để khắc phục điều này, bà con cần tưới nước với lượng thích hợp. Còn trường hợp xuất hiện sâu bệnh, côn trùng, bà con có thể tự bắt hoặc dùng các chế phẩm sinh học để loại bỏ chúng. Ngoài ra khi cây dâu tằm có quả, các loài động vật cũng rất thích ăn, nên bà con cần che chắn cẩn thận nếu muốn thu hoạch quả. 

Đánh giá bài viết

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!