Là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày mang lại giá trị kinh tế cao, cây lạc (đậu phộng) được trồng tại nhiều tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, muốn thu hoạch vụ lạc củ to, năng suất cao, bà con cần tuân thủ đúng kỹ thuật trồng lạc.
Ngày nay, cây lạc hay còn gọi là đậu phộng được đưa vào canh tác ngày càng nhiều. Không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, lạc còn mang lại giá trị kinh tế cao đối với người trồng. Tại nước ta ở nhiều tỉnh thành trồng các giống lạc khác nhau như MD7 hay L15, hoặc L15… Nhờ những vụ lạc bội thu, nhiều bà con đã cải thiện được kinh tế hộ gia đình.
Muốn trồng vụ lạc thu hoạch năng suất cao, bà con cần tuân thủ đúng kỹ thuật trồng lạc. MobiAgri sẽ giới thiệu tới bà con về thời điểm cũng như kỹ thuật làm đất, kỹ thuật trồng và kỹ thuật chăm sóc chi tiết nhất. Sau từ 4 đến 5 tháng, chắc chắn bà con sẽ thu được diện tích trồng lạc bội thu.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về cây lạc
Cây lạc, còn được gọi là đậu phộng có nguồn gốc từ các nước ở Trung và Nam Mỹ. Từ rất lâu, giống cây này đã được du nhập vào Việt Nam và được trồng phổ biến trên khắp các tỉnh thành. Theo thống kê hiện nay, nước ta cũng là nước có diện tích trồng lạc đứng thứ 5 trong số các nước châu Á.
Đặc điểm của cây lạc là thân thảo, vòng đời ngắn. Chiều cao chỉ khoảng từ 3 đến 100cm, khi sinh trưởng, thân cây phân từ gốc và có các nhánh. Cây lạc nếu được trồng và chăm sóc tốt sẽ cho củ to, năng suất cao hàng năm.
Thời vụ thích hợp trồng lạc trong năm
Cây lạc muốn phát triển tốt cần canh tác đúng thời vụ. Thời vụ trồng với điều kiện thời tiết thích hợp giúp việc chăm sóc dễ dàng hơn, ít sâu bệnh hơn. Thời điểm thích hợp trồng cây lạc được phân chia theo từng vùng như sau:
Đối với đất ven sông:
Trong vụ Đông Xuân bà con cần trồng khi nước lũ vừa rút khỏi, thời điểm từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 dương lịch.
Trong vụ Hè Thu bà con trồng vào khoảng tháng 4 tháng 5 dương lịch, thu hoạch trước khi mùa lũ đến.
Đối với đất núi:
Trong vụ Đông Xuân bà con cần xuống giống khoảng từ tháng 11 đến tháng 12.
Trong vụ Hè Thu bà con cần xuống giống vào đầu mùa mưa.
Trong vụ Thu Đông, nếu bà con trồng thời điểm này thì nên trồng ở khu vực đất cao để thoát nước hiệu quả.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng lạc
Trước khi tiến hành trồng lạc, bà con cần đảm bảo làm đất, chọn giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết.
Kỹ thuật làm đất
Làm đất là kỹ thuật quan trọng giúp cây lạc sinh trưởng tốt, cho củ to và năng suất cao. Trước hết, bà con cần cày bừa kỹ đất trồng, rũ sạch cỏ dại, độ ẩm của đất khoảng 75% là đủ yêu cầu để tiến hành gieo giống.
Tiếp đó, bà con cần lên luống cho đất khi canh tác đậu phộng. Hiện nay, có 2 cách lên luống như sau:
Cách thứ 1: Lên luống có rãnh luống 0.3m, cao 15 – 20cm, luống rạch 4 hàng khoảng cách 30cm.
Cách thứ 2: Lên luống khoảng 0.6m, rãnh luống rộng 0.3m, chiều cao từ 15 đến 20cm. Mỗi luống rạch 2 hàng, cách nhau 30cm.
Tiêu chuẩn chọn giống lạc
Giống lạc cũng là một trong yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất cây trồng ngắn ngày. Bà con cần lựa chọn giống lạc phù hợp trồng với từng loại thổ nhưỡng khác nhau, giống
Hạt giống khi lựa chọn nếu đạt tiêu chuẩn tạo điều kiện cho quá trình canh tác thuận lợi, sinh trưởng nhanh chóng. Việc lựa chọn giống lạc, hạt giống cần đảm bảo những yêu cầu chính như: hạt giống sạch, không sâu bệnh, hạt giống từ cây mẹ chắc mẩy, hạt to và năng suất cao. Tình trạng vỏ hạt sáng màu và không xây xát.
Hiện tại, ở các vùng đất có độ ẩm bình thường có thể chọn các giống lạc thâm canh như L15, L17, L24, L23, L24 hay L18. Đất khô hạn trồng giống L17, L23, L25, L16, L20, L12, ở các vùng chuyên canh trồng lạc có thể chọn giống LO8.
Trước khi trồng, bà con cần xử lý hạt giống bằng Carbedazin 75 BTM 3 g/kg hạt, Rovral 50wp (2-3gam/kg hạt), Thiram 3 g/kg hạt…
Cách trồng đậu phộng đúng kỹ thuật
Trước khi trồng hạt giống, bà con không bóc vỏ lạc trước, chỉ tiến hành bóc vỏ khi bắt đầu gieo. Số lượng hạt giống được tính như sau: 220 – 250kg hạt khô/1ha ruộng, độ ẩm khoảng 9%.
Cách trồng
Cách thứ 1: Trồng theo lỗ
Với mỗi hàng ngang, bà con để khoảng 4 lỗ, mỗi lỗ trồng khoảng 2 hạt lạc, khoảng cách các lỗ tầm 20cm, khoảng cách hàng 25cm.
Cách thứ 2: Trồng rach hàng
Bà con cần tiến hành kẽ rãnh trên hàng, sau đó trồng theo rãnh khoảng cách hạt/10cm, khoảng cách 2 rãnh 20cm. Trước khi gieo hạt giống, bà con cầ tiến hành công đoạn ngâm ủ hạt giống. Hạt cần được ngâm khoảng 3 giờ với nước ở nhiệt độ thường, ủ khoảng 10 giờ cho đến khi rễ mầm nhú khỏi vỏ lụa.
Tiếp đó, bà con vẩy ướt đều hạt, tra hạt xuống các lỗ giống và lấp đất bên trên lỗ với độ sâu khoảng 3cm. Sau đó, bà con tưới ẩm vừa đủ cho hạt giống vừa gieo trồng.
Cách chăm sóc cây lạc sau khi trồng giúp củ to
Chăm sóc đúng cách giúp diện tích trồng lạc sinh trưởng tốt, năng suất cao. Do đó, bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Về trồng dặm
Sau khoảng 5 ngày kể từ khi gieo, hạt mầm sẽ mọc, bà con cần tiến hành kiểm tra hạt giống và dặm lại những hạt không nảy mầm, việc dặm lại sẽ giúp duy trì mật độ trồng phù hợp.
Về làm cỏ
Trước khi tiến hành gieo hạt giống, bà con cần sử dụng các chế phẩm phòng trừ cỏ dại trước 3 ngày để giảm thiểu cỏ dại mọc chen cây lạc khi cây còn nhỏ. Tiếp đó, khi cây con được khoảng 6 lá, bà con cần tiến hành làm cỏ lần thứ hai. Lúc này có thể kết hợp nhổ cỏ tay với sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp.
Việc tiến hành loại bỏ cỏ dại cần được tiến hành thường xuyên bằng phương pháp thủ công để tránh cỏ dại hút chất dinh dưỡng từ cây trồng.
Về xới đất
Xới đất cần được tiến hành vào từng giai đoạn để cây sinh trưởng thuận lợi hơn. Lần xới đất đầu tiên tiến hành khi hạt giống nhú mầm, bà con dùng tay bới nhẹ gốc để giúp mầm dễ dàng bật lên khỏi mặt đất. Lần xới đất thứ hai được tiến hành sau 2 tuần kể từ khi gieo giống. Bạn tiến hành xới nhẹ và bón phân.
Lần xới đất thứ ba được tiến hành khi cây lạc ra hoa, bạn xới đất, vun gốc tạo điều kiện cho quá trình đâm tia của cây.
Về tưới nước
Bà con có thể tiến hành tưới phun nước hoặc tưới đầy vào các rãnh tùy theo điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết có mưa, bà con có thể hoãn tới tránh ngập úng.
Về bón phân
Việc bón phân được tiến hành bắt buộc:
Bón lót: sử dụng khoảng 50 đến 70kg phân bón hữu cơ bón trực tiếp lên đất trồng. Quá trình bón phân kết hợp với làm cỏ, xới đất và phơi ải trước khi gieo hạt nửa tháng.
Bón thúc: Sau khoảng nửa tháng kể từ khi trồng bà con bón thúc lần đầu với 20 đến 30kg/1000m2/ lần. Phân bón có thể là NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-15.
Một tháng sau, bà con bón thúc lần thứ 2 cho cây với lượng 20 – 30kg/ 1000m2/ lần. Phân bón được sử dụng là NPK 17-7-17 và NPK 15-15-15.
Về phòng bệnh
Trồng lạc thường gặp một số loại sâu bệnh như sâu xám, sâu khoang, rệp… với từng loại bà con cần có cách xử trí riêng. Khi cây bị sâu xám tấn công, thường cắn trụi lá hoặc cắn đứt cây, bà con cần dùng thuốc CNX-RS phun diệt.
Khi cây trồng bị sâu khoang tấn công, bà con cũng dùng CNX-RS phun diệt. Khi cây mắc rệp hại, cây sẽ kém ra hoa, lá bị quăn và sinh trưởng kém. Do đó, bà con cần bón phân phù hợp và dùng tiên địch trừ rệp.
Về thu hoạch
Sau khoảng 4 – 5 tháng, bà con đã có thể thu hoạch lạc. Bà con nên tưới nước cho cây trước 1 ngày để đất mềm ẩm hơn giúp thu hoạch lạc không bị đứt củ.
Sau khi thu hoạch lạc, bà con cần phơi nắng cho củ lạc khô và cất đi sử dụng dần.
Trên đây, MobiAgri đã giới thiệu kỹ thuật trồng lạc chi tiết, cách trồng đậu phộng cũng như cách chăm sóc loại cây hoa màu ngắn ngày. Tuân thủ đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc, bà con sẽ có vụ mùa bội thu.
Vu thi thanh
Từ đất trồng lúa làm thế nào để đất tơi xốp chuyển sang trồng lạc được ạ. Và trồng lạc có thể trồng bằng cát được ko ạ
mobiAgri
Xin chào chị Thanh!
Cảm ơn câu hỏi chia sẻ cho mobiAgri.
Để làm đất tơi xốp khi chuyển đất lúa sang trồng lạc, tùy loại đất mà áp dụng cách cải tạo đất khác nhau:
Đất cát
Đất cát có cấu trúc lỏng lẻo, không giữ nước tốt và ít chứa dinh dưỡng. Để làm tơi xốp đất cát, có thể sử dụng cát xây hoặc vôi để cải tạo đất. Nên bổ sung thêm phân bón hữu cơ và chất xơ để giữ đất ẩm và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Đất đỏ
Đất đỏ có cấu trúc chặt chẽ, nặng và chứa nhiều độc tố. Để làm tơi xốp đất đỏ, có thể sử dụng đất sét hoặc phân bón hữu cơ để cải tạo đất. Nên trồng cây che phủ để giảm bớt lượng nước thấp trong đất và giữ đất tơi xốp.
Đất sét
Đất sét có cấu trúc nặng, đặc và thông khí rất kém. Để làm tơi xốp đất sét, có thể sử dụng phân bón hữu cơ và cát xây để cải tạo đất. Nên trồng cây che phủ để giữ đất ẩm và tạo ra sự thông khí cho đất.
Đất mùn (humus)
Đất humus là loại đất giàu dinh dưỡng và đã có cấu trúc tơi xốp. Tuy nhiên, để duy trì cấu trúc tơi xốp, vẫn nên bổ sung thêm phân bón hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác vào đất, trồng cây che phủ và hạn chế sử dụng phân bón hóa học.
Đã có nhiều kết quả trồng lạc thành công trên đất cát và cả trên đất cát ven biển, đất mặn tại Việt Nam, chỉ cần lưu ý: Do đất có dinh dưỡng thấp nên cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cây, nhất là lân và kali. Bón phân cân đối, chú trọng sử dụng phân hữu cơ, phân có chứa vi khuẩn cố định N; Chú ý chọn đúng giống thích hợp cho đât cát như MD9, TK 10…
Chúc chị sức khỏe và thành công!
Phan An
Đậu phộng sau tỉa 70 ngày có cần bổ sung phun qua lá canxi+kali,phun tỉ lệ 70 kali + 30 canxi hoặc như thế nào nhờ chuyên gia hướng dẫn xin cảm ơn
mobiAgri
Xin chào chị Phan An!
Cảm ơn chị đã chia sẻ câu hỏi cho mobiAgri.
Qua câu hỏi chị chia sẻ, xin được trao đổi như sau:
– Đậu phộng ( cây lạc), tỉa định cây phải tỉa sớm chứ. Sao chị tỉa muộn thế? ( 70 ngày ) tỉa như vậy là bị muộn. Ở giai đoạn này cần tỉa sớm nhằm tiết kiệm dinh dưỡng nuôi cây.
– Thời điểm này nên bón bổ sung dinh dưỡng loại phân bón tổng hợp cho cây, phân có hàm lượng lân và ka li cao hơn đạm để cây tạo quả và hạt tốt hơn.
– Hoặc bạn phun qua lá ka li và can xi.
Chúc chị sức khỏe và thành công!