Theo các nghiên cứu gần đây, để đảm bảo nguồn lương thực cho dân số thế giới thì sản lượng của ngành nông nghiệp phải tăng thêm 60% vào năm 2030. Điều này đòi hỏi nông dân và những người trong lĩnh vực nông nghiệp cần thích nghi với các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, sử dụng công nghệ như một nguồn tài nguyên bền vững, đưa nông nghiệp lên một tầm cao mới.
Công nghệ số có thể nâng cao khả năng ra quyết định, cho phép quản lý rủi ro và kiểm soát sự biến động, từ đó tối ưu hóa sản lượng và cải thiện giá trị kinh tế của quá trình canh tác. Nếu như trước đây, các mô hình nông nghiệp thuần túy sử dụng sức lao động của con người trong tất cả các khâu, từ chọn lựa, chế biến, canh tác giống, quản lý sản xuất, xuất khẩu… Tuy nhiên, điều này sớm bộc lộ nhiều bất cập về vấn đề nhân lực, chi phí, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế – xã hội chịu các tác động xấu của dịch bệnh, môi trường, khiến cho việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Sau nhiều năm thử nghiệm với nhiều mô hình canh tác khác nhau, trăn trở làm kinh tế nông nghiệp thời công nghệ 4.0, chị Trần Ngọc Linh (Bắc Giang) đã gặt hái được những thành công nhờ thực hiện mô hình: Sản xuất nông sản sạch, an toàn theo hướng hiện đại hóa. Nhờ đó, các sản phẩm nông sản như vải thiều, dứa, nhãn của nông trại chị cung cấp ra thị trường bảo đảm tươi ngon, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Không chỉ chị Linh mà nhiều nông dân khác cũng đang nỗ lực chuyển đổi số bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất, tìm hiểu những mô hình, học hỏi cách làm hay trên thị trường. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh hướng tới chuyển đổi số đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nhưng nguồn vốn của người dân còn hạn hẹp, rất cần tới những giải pháp toàn diện trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch… nhằm tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng…
Giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số nông nghiệp
Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đã đề ra, Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho ra mắt dịch vụ Nền tảng Nông nghiệp thông minh mobiAgri với mục tiêu cung cấp cho nông dân những kiến thức, hành trang để nông dân tích cực thay đổi tư duy sản xuất tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ.
Các tính năng của sản phẩm: Sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công tác chẩn đoán và cách điều trị sâu bệnh hại; Thư viện canh tác cây trồng giúp tra cứu kỹ thuật chăm sóc nhanh chính xác; Nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia khi gặp phải vấn đề trong sản xuất: Xây dựng cộng đồng yêu thực vật có sự hỗ trợ của các chuyên gia; Cảnh báo thời tiết nông vụ nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất chính xác.
Thay vì canh tác theo kinh nghiệm thực tế, với nền tảng mobiAgri trên smartphone người nông dân được cung cấp đầy đủ quy trình canh tác một cây trồng đồng thời được nhận hỗ trợ kịp thời thông qua kênh kết nối chuyên gia. Hơn hết với công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) người nông dân có thể biết được tình trạng cây trồng cũng như hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
Ứng dụng mobiAgri cho phép người dùng tiếp cận các thông tin cây trồng chính thống và bài bản. Nguồn dữ liệu trên app được biên soạn chi tiết, dễ hiểu, dễ vận dụng bởi các chuyên gia hàng đầu về cây trồng. Đặc biệt, thông qua hình ảnh được chụp từ ứng dụng, hệ thống AI sẽ nhận diện cây trồng và phân tích để chẩn đoán sâu bệnh cây đang mắc phải, từ đó đưa ra khuyến cáo cách phòng trừ hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có thể kết nối trực tiếp với các chuyên gia cây trồng uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất và tham gia vào cộng đồng người dùng ứng dụng.
Dịch vụ được tư vấn, cộng tác và đồng hành của nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực cây trồng, như: PGS. TS Mai Quang Vinh – TGĐ Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chuyển giao Công nghệ, Bộ NN&PTNT; PGS. TS Đặng Văn Đông – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả; TS. Đặng Bá Đàn – Trưởng văn phòng thường trực tại Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu; TS. Nguyễn Phi Hùng – nguyên Giám đốc Trung tâm NC&PT Nông lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Điều đặc biệt của ứng dụng mobiAgri đó là sự dễ dàng trong cách tiếp cận. Không chỉ dành cho đối tượng những người có chuyên môn trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, khách hàng có nhu cầu tư vấn về cây trồng, giải đáp các thắc mắc trong vấn đề canh tác, nuôi trồng đều có thể sử dụng mobiAgri khi ứng dụng này cung cấp thư viện dữ liệu chuyên sâu về hàng nghìn loại cây trồng phổ biến ở nông thôn và thành thị, đưa ra các hướng dẫn, đề xuất cách trồng và chăm sóc, thông tin chi tiết về các loại sâu và bệnh trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Hiện nay, khi khách hàng trải nghiệm ứng dụng mobiAgri còn được hưởng nhiều quyền lợi viễn thông và ưu đãi độc quyền từ MobiFone như: thoại nội mạng, data tốc độ cao, tham gia các Chương trình khuyến mại để có cơ hội được cộng tiền vào tài khoản…
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thời gian, nhất là ứng dụng các thiết bị công nghệ thông minh như mobiAgri vào sản xuất được nhiều người dân, nông dân, doanh nghiệp sản xuất chú trọng triển khai, tạo đà cho ngành nông nghiệp tiếp cận chuyển đổi số nhanh hơn trong thời gian tới.
mobiAgri
Giải thưởng khác
VietNam Digital Awards 2022
Sản phẩm, Giải pháp, Công nghệ số tiêu biểu với Nền tảng nông nghiệp mobiAgri
Giải Vàng Stevie Awards
Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế Thường niên (The International Business Awards - IBA) lần thứ 19