Cách chăm sóc cây cẩm nhung đúng kỹ thuật

Cây cẩm nhung là loại cây cảnh mini được nhiều bạn trẻ sử dụng để trang trí cho góc học tập, bàn làm việc, kệ sách. Trong quá trình chăm sóc, bạn nên đặt cây nơi mát mẻ, tưới đủ nước thì cây sẽ xanh tốt quanh năm. Hãy cùng MobiAgri tìm hiểu cách chăm sóc cây cẩm nhung đúng cách tại nhà ngay bài viết dưới đây nhé.

Với hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, cây cẩm nhung ngoài sử dụng để trang trí nó còn tượng trưng cho sự bền vững. Đây sẽ là món quà ý nghĩa để tặng cho người thân, bạn bè. Loài cây này sẽ mang lại cho gia chủ sự tươi mới và năng lượng tích cực. Tuy là loài cây nhỏ bé nhưng nó cũng rất cần chăm sóc bài bản để sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu bạn chăm sóc tốt cây cẩm nhung sẽ toát lên vẻ đẹp tuyệt vời và mang lại nhiều điều tốt đẹp.

Khái quát chung và công dụng 

Đặc điểm hình thái

Cây hẹ có tên khoa học là Fittonia, tên thường gọi là lá may mắn. Cây có nguồn gốc từ vùng rừng rậm ẩm ướt Nam Mỹ, chủ yếu ở Peru. Vì vậy, cây cẩm nhung ưa bóng, thích mát mẻ.

Cây cẩm nhung là cây thân thảo, rễ chùm, chiều cao trung bình từ 15-30cm. Thân cây chia nhiều đốt có màu xanh ngọc mọng nước. Lá của cây này rất nhỏ, đầu hơi nhọn, có nhiều màu sắc khác nhau tùy giống, trên mặt có phủ một lớp lông mịn như nhung. Đặc biệt, gân lá mọc xen kẽ nhau có màu trắng hay đỏ in nổi đẹp mắt. Hoa cẩm nhung có màu đỏ, mềm và mịn.

Công dụng của cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung mang lại sự tươi mới, nguồn năng lượng tích cực giúp chúng ta thư giãn, giảm bớt áp lực và tinh thần luôn thoải mái. Từ đó, cây có thể giúp chữa bệnh trầm cảm.

Cây cẩm nhung có khả năng hấp thụ tia điện từ độc hại phát ra từ máy tính và các thiết bị điện tử nên nó sẽ là vị cứu tinh cho dân văn phòng. Do vậy, dân văn phòng và những người làm việc thường xuyên với máy tính, điện thoại thì nên sở hữu loại cây này.

Bên cạnh cây cẩm nhung có lợi cho sức khỏe nó có hình dáng đẹp mắt nên thường được trang trí tại bàn làm việc, cửa sổ, văn phòng,… Nó sẽ giúp không gian trở nên tươi đẹp hơn.

Ý nghĩa thú vị cây cẩm nhung

Trong tình bạn: Cây cẩm nhung tượng trưng cho sự thân thiết, gắn bó keo sơn của tình bạn. Ngoài ra, nó còn biểu hiện cho tình bạn bền vững, luôn quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những điều trong cuộc sống.

Trong tình yêu: Cây cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu trong sáng, thuần khiết nhất.

Trong phong thủy: Đây là loại cây sẽ mang lại may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ. Ngoài ra, theo màu sắc của lá mà cây cẩm nhung sẽ hợp với từng mệnh khác nhau. 

Ví dụ cây cẩm nhung đỏ hợp mệnh Hỏa, giúp người mệnh Hỏa kiềm chế cảm xúc để cải thiện mối quan hệ trong cuộc sống. Cẩm nhung xanh hợp mệnh Mộc giúp người mệnh Mộc gặt hái thành công, thăng tiến sự nghiệp.

Cách chọn mua chậu cẩm nhung

Chọn cửa hàng bán cây cảnh có uy tín. Chọn chậu cẩm nhung có rễ khỏe, bám đất, cành xum xuê, không bị sâu bệnh hại. Chọn những cây cẩm nhu có là đậm màu, đường gân rõ rệt, không bị vàng, rụng.

Hướng dẫn thay chậu

Sau khi mua chậu cây cẩm nhung về, bạn hãy tiến hành thay chậu để trồng. Bạn có thể sử dụng chậu nhựa, sứ, đất nung… tùy theo sở thích của mình. Tuy nhiên, chậu mới cần rộng hơn gấp 1,5 lần chậu cũ và có lỗ thoát nước ở dưới đáy.

Trộn đất, phân hữu cơ, đá, mụn dừa theo tỉ lệ 3:3:2:2. Tiếp theo, bạn cho đất vào ⅓ chậu, lấy bầu cây từ chậu cũ đặt nhẹ nhàng lên chậu mới tránh làm vỡ bầu đất và làm tổn thương cây. Sau đó, dùng tay giữ cây, một tay bỏ chỗ đất đã trộn vào và lấp lại.

Chăm sóc cẩm nhung đúng cách

Nhiệt độ: Cây cẩm nhung sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18-25oC, khả năng chịu lạnh kém. Khi nhiệt độ xuống dưới 12oC sẽ khiến cây bị cóng và khoảng 8oC cây có thể chết.

Ánh sáng: Cây cẩm nhung ưa bóng nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Bạn có thể đặt cây nơi ánh sáng nhẹ như gần cửa sổ, ban công. Nếu cây được đặt trong phòng thì bạn nên đem cây phơi nắng vào lúc sáng sớm từ 6-9h khoảng 1-2 lần/tuần.

Tưới nước: Cẩm nhung thuộc giống cây ưa ẩm, do vậy bạn cần tưới thường xuyên ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát khi cây còn nhỏ. Khi cây đã trưởng thành thì có thể tưới 1 lần/ngày.

Lưu ý, bạn không nên tưới quá đẫm và tưới vào buổi tối tránh nấm bệnh xâm nhập gây thối nhũn. Nên tưới bằng bình có áp lực nước thấp để không bị gãy đổ cây.

Trồng cây cẩm nhung

Tỉa lá: Định kỳ tỉa lá cho cây cẩm nhung tránh tán lá rậm rạp thuận lợi cho côn trùng làm tổ. Cắt tỉa lá khô héo, xấu để cây ra lá non nhanh hơn và phát triển xanh tốt.

Bón phân:

Sau 2 tuần từ khi thay chậu, bạn nên bổ sung các loại phân hỗ trợ như NPK 24-8-16 pha loãng tưới 1 lần/tháng hoặc bón qua lá như đạm cá, phân trùn quế, rong biển,…

Bạn chú ý bón cách gốc 10-15cm và tưới nước kỹ sau khi bón để tránh cây bị cháy và hấp thu phân bón hiệu quả nhất.

Sâu bệnh gây hại:

  • Bệnh thối nhũn: Đây là bệnh phổ biến nhất trên cây cẩm nhung vì đặc điểm của thân cây mọng nước nên khi bị bệnh này lá sẽ héo dần, thân úng nước và thối gây chết cây. Để điều trị, bạn có thể dùng các loại thuốc như Poner 40TB, Physan 20 SL, Marthian 90sp…
  • Bệnh do nấm: Để phòng ngừa các bệnh do nấm gây hại như lở cổ rễ, phấn trắng,… bạn nên thường xuyên dọn vườn, tạo môi trường thoáng mát cho cây. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.
  • Sâu xanh, bọ trĩ, nhện gây hại lá làm biến dạng, mất sức sống. Do vậy, bạn cần thực hiện phòng trừ tổng hợp, bắt thủ công bằng tay kết hợp phun thuốc trừ sâu sinh học như dịch tỏi ớt, trầu không,… vừa bảo vệ môi trường vừa an toàn cho sức khỏe gia đình mình.

Nếu thực hiện đúng cách chăm sóc cây cẩm nhung ở trên, chậu cây của bạn sẽ được phát triển tốt nhất và tô điểm thêm không gian làm việc tươi mới, tràn đầy năng lượng. Để biết thêm nhiều kỹ thuật chăm sóc cây trồng khác hãy theo dõi website của chúng tôi và cập nhật những thông tin hữu ích mỗi ngày.

2.5/5 - (2 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!