Cách trồng rau nhút đơn giản, đạt năng suất

Rau nhút hoặc rau rút (tên khoa học: Neptunia oleracea) là loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae). Rau rút có đặc điểm khá đặc biệt, được bao bọc lớp ngoài bằng bông xốp mịn. Rau rút được chế biến thành nhiều món ngon, không những thế là còn là một vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trồng rau rút không quá khó, loại rau này ưa ẩm. Chi phí bỏ ra để trồng thấp, hiệu quả kinh tế. 

Chuẩn bị trước khi trồng

Thời vụ trồng rau rút: Rau rút là loại cây ưa thích nghi với khí hậu nóng, khả năng chịu lạnh kém. Vì vậy ở những vùng có thời tiết ấm nóng như khu vực miền Trung, miền Nam có thể trồng được quanh năm. Ở miền Bắc rau rút được trồng vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. 

Vị trí trồng: Có thể trồng rau rút ở các rìa bờ sông, ruộng, khu vực đất trũng. Khu vực trồng nên có độ ẩm cao, nguồn cung nước dồi dào. Những vùng trồng có bùn nhuyễn, đất không bị phèn chua, không gần các khu nước thải của nhà máy. Để giúp cây sinh trưởng tốt nhất, có thể mua đất trộn sẵn hoặc trộn thêm phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Trước khi trồng nên bón lót bằng vôi rồi cày phơi ải từ 7 – 10 ngày, mục đích xử lý các mầm bệnh, áp dụng đối với khu vực trồng là đồng ruộng, đất trũng. 

Giống: Chọn giống từ những cây to khỏe, không sâu bệnh. Chọn những khúc già, nhiều rễ nếu trồng bằng thân cây rau. 

Nếu trồng bằng hạt giống có thể tìm mua ở các cửa hàng rau, sàn thương mại. Hạt giống của loại rau này khá cứng, khó thấm nước. Vì vậy trước khi đem ngâm, nên chà xát cho trầy lớp vỏ ngoài của hạt giúp hạt dễ ngấm nước hơn. Nên ngâm với nước ấm trước khi đem hạt gieo trồng. Pha nước sôi theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh. Hàng ngày nên thay nước mới, vớt những hạt đã nảy mầm ra bầu đất hoặc khay ươm, gieo luống trên đất ẩm. Sau khoảng 2-3 tuần cây đạt chiều cao từ 10-15cm thì tiến hành nhổ đem ra ruộng, ao sình lầy trồng. 

Kỹ thuật trồng rau rút

Nếu trồng rau rút trong ao, nên giữ mực nước từ 18-20cm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau sinh trưởng. Nếu trồng ở khu vực ven sông, ven kênh nên trồng bằng đoạn thân, dài. Khi trồng không để nước ngập thân rau rút. Tốc độ sinh trưởng của rau rút rất nhanh, vì vậy mỗi khóm trồng chỉ nên giữ lại 2-3 thân giống. Các khóm cách nhau khoảng 1m. Sau vụ thu hoạch nên tiến hành trồng dặm, để đảm bảo mật độ rau trong ao, ruộng trồng.

Chế độ chăm sóc rau rút

Sau khi cấy rau rút khoảng 15-20 ngày, cần tháo thêm nước vào đồng, ruộng để giữ mực nước từ 30-40cm. Tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ, phân chuồng,… để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển của cây rau. Tiếp tục bón thêm phân sau mỗi lần thu hoạch, giúp cây hồi phục và ra nhánh, chồi mới.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây rau rút hầu như không có sâu bệnh, tuy nhiên khi trồng ở ruộng, ao thường có ốc bươu vàng ăn lá. Vì vậy có thể tiến hành bắt bỏ bớt ốc, ưu tiên dùng phương pháp thủ công sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng rau. 

Thu hoạch

Thời gian thu hoạch rau nhút rất nhanh, chỉ khoảng 1,5 tháng sau trồng. Sau đó chỉ từ 7-10 ngày thì tiếp tục thu hoạch. Tiến hành thu tỉa những ngọn dài, non. Những đoạn già để lại làm giống để có thể ra nhánh mới. Mỗi vụ rau rút có thể cho thu hoạch từ 4-6 tháng nếu trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.

Ngày nay rau rút hay rau nhút không còn là loại rau mọc hoang dại ven bờ, ven sông nữa. Loại rau này đã trở thành loại cây trồng kinh tế, giúp gia tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Giá thành của loại rau này tương đối cao, chi phí bỏ ra thấp vì vậy đã góp phần ổn định đời sống, kinh tế của nhiều gia đình. Hi vọng với những thông tin cách trồng rau rút tại bài viết, sẽ giúp ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu.

2/5 - (3 votes)

    Để lại một Bình luận

    Copyright 2023 – MobiFone

    Trung tâm Dịch vụ số MobiFone – Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông MobiFone

    Giấy ĐKKD: 0100686209-087
    Đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16/06/2023 cấp bởi Sở KHDT thành phố Hà Nội.

    Phát triển và vận hành sản phẩm: Công ty cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus

    DMCA.com Protection Status

    Khám phá

    Liên hệ

    Trụ sở: Số 01 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Tải ứng dụng

    error: Content is protected !!